Các Loại Đất Trồng Cây Phổ Biến Đảm Bảo Tốt Nhất – Homecare BT, Việt Nam ta là một quốc gia gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Vì thế nên loại đất trồng cây được xem như một “người bạn” gắn bó với người nông dân nước ta. Nếu như các bạn muốn biết, hãy cùng Vườn Cây Việt Nam đọc tiếp bài viết này để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
Đất Trồng Là Gì? Các Loại Đất Trồng Cây Với Những Thành Phần Nào?.
Trước khi ta tìm hiểu sâu hơn về các loại đất trồng cây phổ biến hiện nay, chúng ta nên nắm được định nghĩa đất trồng thật ra là gì và đất trồng gồm những thành phần nào.
Đất trồng cây là một loại đất dinh dưỡng trồng cây, được xem như một môi trường quan trọng có tác dụng cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây cũng như giúp cho cây trụ vững, tránh tình trạng bị ngã, đổ.
Đất trồng cây gồm có 3 thành phần chính bao gồm:
- Phần khí: tác dụng cung cấp oxi cho cây, làm cho đất tơi xốp và giúp rễ có thể hấp thụ được oxi tốt hơn.
- Phần rắn: tác dụng cung cấp cho cây các loại chất vô cơ và hữu cơ.
- Phần lỏng: tác dụng cung cấp một lượng nước đầy đủ cho cây, giúp cây phát triển tốt và khoẻ mạnh.
Một loại đất trồng được đánh giá là đất tốt là đất có tỷ lệ như sau gồm 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí.
Tại Sao Đất Giữ Được Nước Và Chất Dinh Dưỡng?.
Bật mí với quý khách rằng đất có thể giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ vào các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất càng cao.
Sau khi đã tìm hiểu các thông tin sơ bộ, khái quát về đất trồng, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu đâu là Các Loại Đất Trồng Cây phổ biến hiện nay cũng như những ưu, nhược điểm của từng loại là như thế nào.
Các Loại Đất Trồng Cây Phổ Biến Hiện Nay.
1️⃣. Các loại đất trồng trọt.
Đối với đất trồng trọt, chúng ta có ba loại đất chính gồm đất thịt, đất cát và đất sét.
– Đất Thịt.
Đất thịt là loại đất có thành phần gồm 25 đến 50% là cát, 30 đến 50% là mùn và 10 đến 30% là sét. chính là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
👉 Ưu điểm của đất thịt.
- Chính là là loại đất trồng cây nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho những quá trình lý hoá diễn ra trong đất cũng như có thể dễ dàng cày bừa và làm đất.
- Bởi vì có lượng thành phần gồm cát, thịt và sét nên đất thịt tạo cảm giác mềm mại hơn khi sờ. Khi sờ đất có cảm giác hơi có sạn, mịn và hơi nhờn, dính khi ẩm.
- Khi nén thành khối thì đất không bị vỡ.
- Đây là loại đất thích hợp cho đa số những loại cây trồng.
👉 Nhược điểm của đất thịt.
- Dễ bị vỡ vụn hoặc bị ẩm, úng nước nếu tưới quá nhiều.
👉 Đất thịt có thể trồng các loại cây gì?.
Bởi vì đất thịt xem là một loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét nên thích hợp trồng cho đa số những loại cây trồng.
- Đối với các loại cây gia vị như ớt, rau thơm, chanh, hương thảo,… khi trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng thêm hương vị bởi những yếu tố có trong đất và thành phần cơ giới cũng như do tính chất của đất thích hợp và đủ, dẫn đến việc cây trồng đạt được những đặc tính cao về mùi hương.
- Đối với những loại cây dược liệu chữa bệnh tại nhà thì khi trồng trên đất thịt sẽ giúp tăng dược tính tăng dầu do đặc tính tơi xốp, khả năng thông thoáng cao cùng thành phần vi sinh của đất góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nên tinh dầu mùi hương, giúp tạo ra các mùi đặc trưng và tăng cao khả năng dược tính của cây.
- Cũng có thể lựa chọn để sử dụng đất thịt để trồng cây bonsai bởi trong đất thịt có các thành phần như cát, mùn, phù hợp với việc định hình dáng vẻ của cây và giúp thúc đẩy quá trình phát triển bình thường của cây, không khiến cây bị phá dáng.
- Đất thịt là một loại đất thích hợp sử dụng để trồng các loại cây ăn trái bởi tính tươi tốt và phì nhiêu của mình. Các loại cây ăn trái được trồng trên đất thịt thường cho quả có độ ngọt cũng như hàm lượng đường cao, màu sắc và hàm lượng những chất dinh dưỡng có trong quả luôn đạt ở mức tương đối và giúp cây đậu sai quả, cho ra quả to.
- Cũng thể lựa chọn dùng đất thịt để trồng các loại hoa cảnh bởi đây là loại đất thích hợp trồng cho mọi loại hoa kiểng bởi tính ôn hoà, sa cấu bền vững, phù hợp với hệ rễ của hoa và có được hàm lượng dinh dưỡng đủ để cây phát triển tươi tốt.
- Cũng không thể bỏ qua việc trồng các loại rau sạch trên đất thịt bởi đây chính là loại đất giúp rau sinh trưởng và phát triển tốt hơn, giúp rau phát triển mạnh hệ rễ và dễ dàng hấp thụ được những chất dinh dưỡng. Và khi rau trồng trên đất thịt được thu hoạch thường xanh và non hơn cũng như có màu sắc sặc sỡ với độ ngon ngọt tăng cao.
>>> Xem thêm: Mua Bán Cây Xanh Giá Rẻ.
– Đất Cát.
Đất cát là loại đất thô, có hạt cát rời rạc, khi sờ vào cảm thấy như có sạn và không nhớt nhầy. Đất cát có thành phần cơ giới gồm 80 đến 100% là cát, 0 đến 10% là mùn và 0 đến 10% là sét với những loại hạt cát có kích thước từ mịn (0,05 mm) đến thô (2 mm).
👉 Ưu điểm của đất cát.
- Bởi vì các kẽ hở của hạt cát lớn nên đất cát có khả năng thoát nước dễ và thấm nước nhanh.
- Do kẽ hở lớn nên đất cát rất thoáng khí, có các loại vi sinh vật háo khí hoạt động một cách mạnh mẽ.
- Là loại đất dễ cày bừa và ít tốn công.
👉 Nhược điểm của đất cát.
- Khi đất khô thì rời rạc, còn khi ướt thì đất dính và bí chặt.
- Đất cát chứa ít keo cho nên khả năng giữ nước, giữ phân kém.
- Các loại vi sinh vật phát triển kém, cỏ mọc nhanh, không có lợi cho cây trồng.
- Khả năng giữ nước và phân bón kém, dễ bị xảy ra tình trạng khô hạn.
- Chất hữu cơ có trong đất thường bị phân giải nhanh nên đất cát thường nghèo mùn.
>>> Mời các bạn xem thêm: Mua Bán Cây Cảnh Khỏe Mạnh.
👉 Đất cát nên trồng cây gì?.
- Đối với đất cát, có thể trồng được những loại cây có củ như khoai mì, khoai lang, lạc, khoai tây, vừng,…
- Ngoài ra, cũng có thể trồng cây phi lao, hay còn gọi là cây dương liễu có khả năng che chắn nắng, gió trên đất cát.
- Đất cát còn được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như dừa, cam, chanh, mận, nho, na, điều, táo.
- Bên cạnh đó, đất cát còn được dùng để trồng những loại rau màu như măng tây, nha đam và các loại cây ở nơi đất thấp, sẵn nước như lúa.
Nếu như là lựa chọn đất cát làm đất trồng, quý khách nên nhớ rằng là loại đất khá nghèo chất dinh dưỡng nên khi trồng cây, quý khách nên đào hố sâu, rộng, trộn đất cát cùng với đất thịt để cây có được độ bám cũng như khả năng sinh trưởng cao hơn.
Cũng có thể sử dụng những loại phân như phân bò, phân trâu hay tro, trấu, xơ dừa để bón thêm cho đất cát và thường xuyên phủ rơm, rạ để giữ độ ẩm cần thiết cho cây trồng.
Khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển, các bạn cần phải tưới đủ nước và thường xuyên kiểm tra xem cây có dấu hiệu bệnh không để có thể tiến hành phương pháp xử lý ngay lập tức, tránh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
👉 Đất pha cát trồng cây gì là thích hợp nhất?.
– Trong đất cát người ta còn có thể chia ra thêm một loại nữa đó là đất pha cát. Đây là loại đất thường xuất hiện tại những tỉnh ven biển, có tỉ lệ hạt sét thấp từ trong khoảng 0 đến 20%, có thành phần chủ yếu là cát.
– Đất pha cát có đặc điểm chung là thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn, có thể hấp thụ nhiệt nhanh khiến đất rất nóng khi thời tiết nắng và tỉ lệ mùn trong đất rất thấp, gần như không có cũng như thành phần dinh dưỡng trong đất rất thấp, nếu không biết canh tác cây trồng trên đất pha cát thì phải tốn khá nhiều chi phí trong việc cải tạo chăm sóc cây.
– Vì các đặc điểm đó mà đất pha cát được xem là loại đất gây ra bất lợi cho những người canh tác cây nông nghiệp và công nghiệp.
– Đất pha cát có thể trồng được các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao như măng tây, nha đam, củ đậu (sắn), khoai lang, khoai tây, lạc, dưa, đậu, vừng,… cũng như các loại cây bóng mát, chắn gió như phi lao.
– Đất Sét.
Đất sét là loại đất nhiều chất dính và dẻo khi ướt cũng như có thể tạo thành các cục đất cứng khi khô. Thành phần cơ giới của đất gồm 0-45% là cát, 0-45% là mùn, 50-100% là sét với các hạt sét mịn, có kích thước nhỏ hơn 0.002mm và hạt mùn có kích thước trong khoảng từ 0.002 đến 0.05mm.
– Chúng có tính chất khó thấm nước, giữ nước tốt, khả năng thoát khí kém và có thể tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát cũng như ổn định nhiệt độ hơn đất cát và có khả năng giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.
👉 Ưu điểm của đất sét.
- Đây là loại đất có khả năng giữ nước nhiều và có nhiệt độ thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ không khí.
- Có tỷ lệ mùn nhiều hơn đất cát.
- Có khả năng ổn định nhiệt độ hơn đất cát.
- Trong đất sét có chứa nhiều keo nên có khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt hơn cũng như có thể giữ nước, giữ phân tốt.
- Do ít bị rửa trôi nên đa phần đất sét giàu chất dinh dưỡng hơn đất cát, tuy nhiên cần lưu ý rằng nhiều khi đất sét giữ quá chặt những chất dinh dưỡng nên cây trồng khó có thể hấp thu được.
- Chất hữu cơ phân giải trong đất sét thường phân giải chậm nên có thể tích luỹ nhiều hơn đất cát.
- Tỷ lệ mùn và đất trong đất sét thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững.
👉 Nhược điểm của đất sét.
- Bởi vì đất sét có hạt nhỏ nên khó thấm nước, dẫn đến việc cây trồng dễ rơi vào tình trạng ngập, úng.
- Khả năng thoáng khí kém.
- Đất sét là loại đất nghèo chất hữu cơ nên có sức cản lớn, cứng chặt, tốn nhiều công sức trong việc làm đất.
- Khi đất sét bị hạn sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ mặt đất, khiến rễ cây trong đất bị đất.
👉 Đất sét trồng được cây gì?.
Các loại cây có thể trồng được trên đất sét bao gồm:
- Các loại cây trữ nước và các loại cây lấy củ, quả đem lại năng suất cao.
2️⃣. Các Loại Đất Trồng Cây Công Trình, Bóng Mát.
Đối với đất sử dụng để trồng cây công trình, chúng ta hay gặp ba loại đất chính đó chính là đất phù sa, đất đen và đất đỏ.
– Đất phù sa – Đất dinh dưỡng trồng cây tốt.
Đất phù sa là loại đất thịt, đất mùn hình thành và tiến hoá chậm do sự phong hoá của đá và phân huỷ của xác động, thực vật và chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố môi trường. Đây là loại đất được mệnh danh là có thể sử dụng để trồng cây tốt ở thời điểm hiện nay.
Đất phù sa có nhiều tại các bãi bồi của sông lớn tại Việt Nam như sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đáy, sông Đồng Nai với hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hằng năm và có thành phần tự nhiên gồm đất keo và đất sét.
👉 Ưu điểm đất phù sa.
- Đất phù sa được sử dụng làm chất nền cho thực vật bám rễ, hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi sinh khối thân, lá, hoa, quả.
- Đất có độ giữ nước vừa phải, không quá kém như đất cát cũng không quá chặt như đất sét, giúp cây hấp thu được dưỡng chất một cách hiệu quả, đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, giúp cây đạt năng suất cao trong nông nghiệp.
- Đất phù sa là loại đất không lẫn những tạp chất gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây. Cũng như đất không phát sinh các côn trùng hoặc mầm cỏ và hàm lượng Mg, Ca trong đất luôn cao hơn hẳn so với Na, K và dao động khá mạnh, giàu chất dinh dưỡng có ích cho cây trồng.
- Bởi vì có thành phần tự nhiên là đất sét và keo đất nên đất phù sa có khả năng giữ nước lâu với lượng đất vừa phải, không làm cho cây bị ngập, úng.
- Những hạt keo trong đất liên kết với những thành phần trong đất phù sa, tạo thành một cấu trúc giúp đất luôn có độ ẩm vừa đủ, khả năng thoáng khí vừa đủ với nhiệt độ và chất lượng dinh dưỡng nằm ở mức ổn định.
- Thành phần tự nhiên trong đất đã đầy đủ những chất hữu cơ, chất khoáng, vô cơ, vi lượng, đa lượng, các loại vi sinh vật cùng hạt keo liên kết đất, giúp cây trồng có thể phát triển tốt mà không cần phải bón quá nhiều các loại phân hoá học, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao giá trị nông sản.
- Bởi vì có lượng vi sinh vật dồi dào trong đất giúp cung cấp dinh dưỡng, tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất. Ngoài ra còn giúp tỉa sạch các phần rễ chết hoặc khi những bộ phận rễ không còn khả năng hoạt động tốt.
- Đất phù sa có nhiều ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, giúp các loại cây nông nghiệp, cây ăn quả phát triển tốt, cho quả giòn, ngon, giúp các loại rau đậm vị, không còn bón phân hoá học.
👉 Nhược điểm đất phù sa.
- Do những đặc tính giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, có được năng suất cao nên là loại đất gần như không có nhược điểm gì cả.
👉 Đất phù sa trồng được cây gì?.
Đất phù sa có thể sử dụng để trồng được các loại cây phổ biến và mang lại năng suất cao, ví dụ như:
- Các loại cây công nghiệp như đậu phộng, đậu tương, bông vải, thuốc lá, cây đay và đặc biệt nhất là cây mía.
- Các loại cây ăn quả cũng thường được sử dụng đất phù sa để trồng như măng cụt, sầu riêng, bưởi đường, chôm chôm, nhãn, cam, quýt, chanh, xoài, ổi, chuối,…
- Các loại cây lúa, hoa màu và rau.
– Đất Đen.
Đất đen xem là một trong loại đất chuyên dùng cho trồng cây công trình phổ biến nhất hiện nay với giàu những loại khoáng chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển tốt hơn cả việc bón phân hoá học.
Đất đen giàu canxi, kali và magie nhưng lại nghèo hàm lượng nitơ. Chúng có lợi thế với việc chứa nhiều loại dinh dưỡng mà cây xanh cần và giữ độ ẩm rất tốt, thích hợp cho sự phát triển trung bình cho hầu hết các loại cây trồng, nhưng không có nghĩa là nó là loại cây trồng tốt trong trồng trọt.
👉 Ưu điểm đất đen.
- Đất đen sở hữu hàm lượng mùn, đạm và lân khá cao với tỷ lệ là 70/100, đem đến giá trị dinh dưỡng cao cho cây xanh.
- Ngoài ra còn có thể giúp các loại cây ăn quả, cây trồng lấy năng suất cao.
- Khách hàng có thể dùng đất đen trồng cây thay vì bón phân hoá học vì đất đen có thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng, có độ màu mỡ cao, có thể so sánh được với các loại phân hoá học trên thị trường hiện nay.
👉 Nhược điểm đất đen.
- Giá thành cao
👉 Đất đen trồng được cây gì?.
Quý khách có thể dùng đất đen để trồng các loại cây trồng cạn như:
- Các loại cây hàng năm như thuốc lá, các loại đậu đỗ, bông vải, bắp,…
- Các loại cây dài ngày như cà phê, chuối, cây ăn trái,…
– Đất Đỏ – Đất Xốp Lý Tưởng Cho Cây Công Trình.
Đất đỏ là một trong các loại đất sử dụng để trồng cây công trình phổ biến hiện nay với khả năng giữ ẩm cực tốt. Đồng thời đây là một loại đất tơi xốp có thể giữ được độ tơi xốp của mình trong một quãng thời gian dài. Đất đỏ là loại đất có màu nâu đỏ khá bắt mắt.
👉 Ưu điểm đất đỏ.
- Là đất nguyên chất, phong phú với những loài vi sinh vật hữu ích, có nhiều hoc môn kích thích khả năng tăng trưởng tự nhiên của cây.
- Đất có khả năng thấm nước cũng như thoáng khí nhanh.
👉 Nhược điểm đất đỏ.
Hiện tại vẫn chưa tìm thấy nhược điểm nào của loại đất chuyên sử dụng để trồng cây công trình hiệu quả này cả.
👉 Đất đỏ trồng được cây gì?.
Đất đỏ thích hợp trồng được các loại cây như:
- Các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, chè, cao su, điều,…
- Các loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng, cam, quýt đường, mắc ca,…
- Ngoài ra, đất đỏ còn thích hợp dùng để trồng cây hoa hoè…
Đối với nước ta chính là một nước có nền nông nghiệp phát triển thì các loại đất luôn được coi như người các bạn lâu năm, thân thiết và gắn bó với mỗi người. Nếu như quý khách muốn tìm hiểu về các loại đất trồng cây phổ biến hiện nay, bài viết này chính là dành cho khách hàng.